TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG VIỆT NAM 2025 - EL VIETNAM 2025

NGÀNH ĐIỆN ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

*Trong nhiều thập kỷ qua, ngành điện Việt Nam đã không ngừng phát triển. Công suất của hệ thống điện và nhu cầu điện thương phẩm tăng đều đặn qua từng năm với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 10,5%/năm.
*Hệ thống điện liên tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp và nâng cao trình độ vận hành giúp giảm nhanh tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống.
*Năng lượng tái tạo phát triển mạnh trong những năm gần đây, đưa tỷ trọng các nguồn điện gió và mặt trời chiếm khoảng 25% tổng công suất toàn hệ thống điện, góp phần đa dạng hóa nguồn điện, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
*Ngành Điện đã thực hiện thành công chương trình điện khí hóa nông thôn, kéo và cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Tính đến nay, đã có gần 100% số xã và khoảng 99 % số hộ dân được sử dụng điện.

Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam 2025(EL Vietnam 2025) được Ban tổ chức kỳ vọng sẽ mang đến cho các đơn vị tham gia cơ hội kết nối và tiếp cận với các đối tác, doanh nghiệp ngành Điện và Chiếu sáng trong và ngoài nước để nắm bắt cơ hội phát triển kinh doanh.
- Triển lãm được tổ chức đồng thời với Triển lãm Quốc tế về Xây dựng, Công nghiệp Mỏ và Giao thông, máy móc, thiết bị, công nghệ, phương tiện (Contech Vietnam 2025), cũng là một phần liên quan đến việc tiêu thụ Điện năng để vận hành các máy móc, thiết bị thi công, khai thác mỏ cũng như điện sinh hoạt.

PHÂN TÍCH QUY MÔ CHIA SẺ THỊ TRƯỜNG CHIẾU SÁNG LED - XU HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2030

Quy mô thị trường chiếu sáng LED toàn cầu dự kiến sẽ sẽ đạt 152.442,3 triệu USD vào năm 2030 và mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,5% từ năm 2022 đến năm 2030 (theo Grand View Research và Research And Markets).
 
Theo dự báo của IMARC Group, thị trường chiếu sáng LED Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 982,8 triệu USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 7% trong giai đoạn 2023 - 2028. Dễ thấy rằng các thiết bị đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt đang dần được thay thế bởi đèn LED ở cả mảng chiếu sáng, trang trí nhà ở và chiếu sáng công nghiệp nhờ vào tính tiết kiệm điện, tuổi thọ, độ bền cao và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, ngày càng nhiều các dự án thành phố thông minh đang phát triển, cùng với các hoạt động xây dựng thương mại ngày càng tăng dẫn đến việc lắp đặt đèn đường LED thông minh tăng cao.
 

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Tại Việt Nam, thị trường điện đang trải qua những chuyển đổi đáng kể nhờ những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện khả năng tiếp cận điện trong nước, cùng với kế hoạch tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện của đất nước, những yếu tố này hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng thị trường. Mặt khác, cần có những khoản đầu tư lớn để thiết lập và hiện đại hóa mạng lưới sản xuất, truyền tải hoặc phân phối điện, đồng thời đầu tư yếu kém của khu vực tư nhân đang hạn chế thị trường điện ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có một số nguồn tài nguyên gió quan trọng nhất, tạo ra cơ hội to lớn để khai thác năng lượng gió để sản xuất điện. Các yếu tố trên kết hợp với đầu tư nước ngoài và các dự án RD sâu rộng, mang đến cơ hội phát triển thị trường điện tại Việt Nam.
Trích dẫn từ: https://www.mordorintelligence.com/vi/industry-reports/vietnam-power-market.

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Theo báo cáo, năng lực sản xuất nhiên liệu tái tạo sẽ đạt mức kỷ lục mới là hơn 500 gigawatt (GW) vào năm 2023. Dự kiến, đến năm 2030, năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 80% năng lực sản xuất những loại điện năng mới, trong đó riêng năng lượng Mặt trời đã chiếm hơn một nửa mức mở rộng năng lượng tái tạo nói trên.
Thị phần năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện toàn cầu sẽ đạt gần 50% vào năm 2030, từ mức khoảng 30% hiện nay. Đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi mới cũng cao gấp 3 lần so với đầu tư vào các nhà máy điện than và khí đốt mới.
Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, vốn đã ở mức khoảng 80% trong nhiều thập kỷ, sẽ giảm xuống còn 73% vào năm 2030.
Ông Fatil Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế: "Sự tăng trưởng rất mạnh mẽ đến từ điện gió, điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác đang đẩy nhiên liệu hóa thạch ra khỏi quá trình sản xuất điện trên toàn cầu một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. 10 năm trước, 70% sản lượng điện toàn cầu đến từ nhiên liệu hóa thạch, trong năm nay, sau 10 năm, tỷ lệ này là khoảng 60%. Đến năm 2030, ngay cả với các chính sách hiện hành, tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch sẽ giảm xuống còn 40%. Đây là một sự thay đổi lớn trong việc sản xuất điện, đẩy nhiên liệu hóa thạch, chậm nhưng chắc chắn, ra khỏi hệ thống điện".

QUY MÔ HỆ THỐNG ĐIỆN:

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021.

*Tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.165 MW - chiếm tỷ trọng 26,4%.

 *Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN.

SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG ĐIỆN:

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021.

*Tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.165 MW - chiếm tỷ trọng 26,4%.

 *Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN.