TRIỂN LÃM QUỐC TẾ VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG VIỆT NAM 2024 - EL VIETNAM 2024

NGÀNH ĐIỆN ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

*Trong nhiều thập kỷ qua, ngành điện Việt Nam đã không ngừng phát triển. Công suất của hệ thống điện và nhu cầu điện thương phẩm tăng đều đặn qua từng năm với tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm trung bình cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 10,5%/năm.
*Hệ thống điện liên tục được đầu tư, cải tạo nâng cấp và nâng cao trình độ vận hành giúp giảm nhanh tỷ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống.
*Năng lượng tái tạo phát triển mạnh trong những năm gần đây, đưa tỷ trọng các nguồn điện gió và mặt trời chiếm khoảng 25% tổng công suất toàn hệ thống điện, góp phần đa dạng hóa nguồn điện, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
*Ngành Điện đã thực hiện thành công chương trình điện khí hóa nông thôn, kéo và cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Tính đến nay, đã có gần 100% số xã và khoảng 99 % số hộ dân được sử dụng điện.

Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam 2024(EL Vietnam 2024) được Ban tổ chức kỳ vọng sẽ mang đến cho các đơn vị tham gia cơ hội kết nối và tiếp cận với các đối tác, doanh nghiệp ngành Điện và Chiếu sáng trong và ngoài nước để nắm bắt cơ hội phát triển kinh doanh.
- Triển lãm được tổ chức đồng thời với Triển lãm Quốc tế về Xây dựng, Công nghiệp Mỏ và Giao thông, máy móc, thiết bị, công nghệ, phương tiện (Contech Vietnam 2024), cũng là một phần liên quan đến việc tiêu thụ Điện năng để vận hành các máy móc, thiết bị thi công, khai thác mỏ cũng như điện sinh hoạt.

KINH TẾ PHÁT TRIỂN, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN TĂNG

Trong năm 2022, mức tiêu thụ điện toàn cầu tăng 2,5% so với năm 2021, gần như chạm mức tăng bình quân trong một thập kỷ qua (+2,6%/năm trong giai đoạn năm 2010 - 2021).
 
Chính phủ Việt Nam đã và đang tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh quá trình phát triển năng lượng tái tạo, góp phần quan trọng vào quá trình chuyển đổi năng lượng, góp phần thực hiện mục tiêu trung hòa khí nhà kính vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu(COP26).
 
Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 5/2023, hệ thống điện Việt Nam vừa có xuất khẩu vừa có nhập khẩu điện, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam sẽ nhập khẩu lên tới khoảng 5.000 MW (có thể tăng lên 8.000 MW nếu điều kiện cho phép) và dự kiến phấn đấu xuất khẩu điện từ 5.000 - 10.000 MW điện từ các nguồn Năng lượng tái tạo, Năng lượng mới.

ĐA DẠNG HÓA CÁC NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN

Việt Nam đã và đang phát triển mạnh các nguồn tài nguyên tái tạo như năng lượng mặt trời, sinh khối, chuyển hóa chất thải thành năng lượng, gió và địa nhiệt để phát điện.
Việt Nam có nhiều tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong hiện tại và tương lai.
Chính phủ Việt Nam đang đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 5% tổng sản lượng điện vào năm 2025.
Việt Nam đang tìm kiếm và ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển năng lượng tái tạo.

NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TÁI TẠO TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia hội tụ những đặc điểm địa lý, khí hậu lý tưởng cho việc sản xuất các loại năng lượng tái tạo.
Với vị trí địa lý có đường biển dài, thời tiết của khu vực nhiệt đới nhận được lượng nhiệt mặt trời tương đối lớn, là tiềm năng rất lớn để Việt Nam xây dựng và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Nhận thấy tầm quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, nên thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lượng tái tạo.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2023/QĐ- BCT ngày 5/7/2019 phê duyệt “Chương trình phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025”.

QUY MÔ HỆ THỐNG ĐIỆN:

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021.

*Tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.165 MW - chiếm tỷ trọng 26,4%.

 *Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN.

SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG ĐIỆN:

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 77.800 MW, tăng ~1.400 MW so với năm 2021.

*Tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) là 20.165 MW - chiếm tỷ trọng 26,4%.

 *Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng đầu khu vực ASEAN.